Tuesday, September 1, 2015

Cách mã hóa biến bằng lệnh RECODE

Nhóm MBA ĐH Bách Khoa hotrospss@gmail.com giới thiệu cách mã hoá lại biến (Recode) , có hai loại là mã hóa vào cùng một biến và mã hóa bằng cách tạo biến khác
 Đầu tiên các bạn download file thực hành Hoàng Trọng ở đây
Chọn file Data thuc hanh.sav

Quy trình thực hiện việc mã hoá lại biến

1. Vào menu Transform>Recode>Into Different Variables

mở hộp thoại Recode Into Different  Variables để lệnh Recode tạo cho bạn một biến mới với các giá trị mã hoá do bạn khai báo trên cơ  sở biến gốc, còn biến cũ làm cơ sở mã hoá vẫn được giữ lại. Nhớ là đừng chọn Into Same Variables  trừ khi bạn muốn lệnh Recode làm mất đi biến cũ của bạn và tạo ra một biến mới với các biểu hiện  vừa được mã hoá trên cơ sở biến cũ.
recode1

2. Trong hộp thoại Recode Into Different Variables

Bạn chọn biến  muốn recode (ở đây là biến tuôi)  đưa sang khung Numeric Variable-> Output Variable bằng cách: nhắp chuột tại tên biến muốn  recode trong danh sách biến nguồn bên trái và biến đó sẽ được chiếu sáng, sau đó rê con trỏ chuột  đến đầu mũi tên hướng vào khung Numeric Variable-> Output Variable, nhắp chuột và tên biến này  sẽ xuất hiện trong khung Numeric Variable-> Output Variable
recode2

3. Sau đó sang phần Output Variable

Đặt tên và nhãn cho biến mới này, ví dụ đặt là tuoiMH, đặt  nhãn Lable là “tuoi  duoc ma hoa lai” sau đó  nhấn nút Change để báo cho SPSS biết bạn muốn  recode biến tuôi->tuôiMH, nhớ đừng quên nút Change nếu không  lệnh recode của bạn sẽ không  thành công.

4. Nhấp vào nút Old and new value

Mở tiếp hộp thoại Recode into Diferent Variables: Old and New  Values để xác định sự chuyển đổi giữa giá trị cũ và giá trị mới tương ứng.  Trong hộp thoại này, lần lượt khai báo phần giá trị cũ (Old Value bên tay trái), tương ứng với từng  giá trị mới (New Value bên tay phải), có các loại giá trị cũ có thể được recode như sau
Value: từng giá trị cũ rời rạc ứng với 1 giá trị mới
System-missing:  giá trị khuyết của hệ thống
System or user mising: giá trị khuyết của hệ thống hoặc do người sử dụng định nghĩa.
Range: một khoảng giá trị cũ ứng với một giá trị mới, tình huống này cũng có ba trường hợp nhỏ là
Khoảng giữa hai giá trị (Range …through);
Khoảng từ giá trị nhỏ nhất đến một giá trị xác định được  nhập vào (Lowesr through …Range);
Khoảng từ một giá trị xác định được nhập vào đến giá trị lớn  nhất (Range… through Highest)
Mỗi lần bạn xác định xong một cặp giá trị cũ và chỉ định giá trị mới, nút Add sẽ hiện sáng lên, hãy  nhấn vào nút này để đưa cặp giá trị cũ được khai báo và giá trị mới này vào ô Old -> New: (nhớ  đừng quên nhấn nút Add sau mỗi lần xác định xong một cặp giá trị cũ – mới)

5. Xác định xong bạn nhấp nút Continue

Để trở về hộp thoại trước đó và chọn OK để thực hiện lệnh  mã hoá lại, lúc  đó trên màn hình Variable view xuất hiện một biến mới là tuoiMH nằm dưới cùng  tức là biến được tạo mới nhất

6. Trên màn hình Variable View

Bạn phải vào thuộc  tính Values để gán các nhãn giá trị cho biến  tuoiMH vừa tạo, nếu không khai báo các nhãn giá trị thì khi bạn lập bảng tần số cho tuoiMH, SPSS  sẽ truy xuất ra tần số của các con số 1, 2, 3, 4 mà bạn đã gán chứ không truy xuất các biểu hiện (18- 25); (26-35) ,… của biến tuoiMH. Do đó bạn phải nhớ khai báo Values cho tuoiMH.
recode4
Sau đây là video thực hiện:

Gởi mail ngay cho hotrospss@gmail.com để được hướng dẫn:
- Xử lý/ hiệu chỉnh số liệu khảo sát để chạy ra kết quả phân tích nhân tố hội tụ,phân tích hồi quy hồi quy có ý nghĩa thống kê.
- Tư vấn mô hình/bảng câu hỏi/ traning trực tiếp về phân tích hồi quy, nhân tố, cronbach alpha... trong SPSS, và mô hình SEM, CFA, AMOS

No comments:

Post a Comment